18.8.10

Chè ngô (chè bắp)

Sweet corn pudding with coconut milk sauce (chè ngô)

Mấy bữa nay WP bị cảm lạnh - đợt lạnh vừa rồi đến hơi bất ngờ. Sáng ra không quàng khăn kĩ, vậy là về đến nhà buổi chiều ho và sổ mũi luôn :(.

Ốm là chẳng muốn nấu nướng chi hết. Chỉ muốn ngủ và ăn cam (để lấy C và đỡ khát nước). Hôm nọ có là chút tiramisu, nhưng chưa kịp chụp ảnh đã bị ăn hết sạch. :) Thôi để lần sau vậy?

Thay vào đó hôm nay WP viết công thức nấu chè ngô (chè bắp) mà WP nấu đầu tuần trước. Công thức này đơn giản lắm - dùng ngô ngọt còn tươi, nấu với chút bột báng. Ăn với nước dừa bùi bùi, thơm thơm là.

WP thấy nấu kiểu này ăn nhẹ nhàng hơn là kiểu nấu chè ngô có dùng gạo nếp. Ăn khá thanh nhã và mát. Mọi người thủ coi.

Sweet corn pudding with coconut milk sauce (chè ngô)

CHÈ NGÔ (CHÈ BẮP)

Công thức tiếng Anh ở đây.

Nếu không dùng lá nếp, mọi người có thể bỏ một chút dầu hoa bưởi. Ở đây WP ko có nên đành dùng lá nếp.

Nguyên liệu

3 bắp ngô ngọt
Khoảng 5-6 chén nước
Một chút xíu muối
100g (ước chừng) đường
1-2 lá nếp, rửa sạch

1/4 chén bột báng (tapioca perls - bán rất nhiều ở siêu thị)

Nước cốt duwafL 250ml nước cốt dừa hộp, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê bột ngô

Một chút vừng rang ăn kèm

Cách làm

Rửa ngô cho sạch. Dùng dao lạng mỏng hạt ngô, bỏ lõi.

Cho hạt ngô vào nồi nước với chút muối và lá nếp. Đun sôi, vặn nhỏ lửa khoảng 10-15' cho ngô mềm. Vớt bọt.

Lúc ngô đang nấu, chuẩn bị bột báng. Cho bột báng vào một nồi nhỏ, cho nước ngập. Cho nồi kên bếp, đun sôi rồi vặn lửa ngỏ. Khuấy liên tục đến khi phần lớn hột báng đã trong. Tắt lửa, đật vung.

Khi ngô được rồi, bỏ lá nếp ra. Trộn hỗn hợp bột báng vào. Đun hỗn hợp ở lửa nhỏ, nêm nếm đường cho vừa.

Làm nước dừa: trộn tất cả nguyên liệu trong một nồi nhỏ. Đun sôi ở mức lửa nhỏ. Khuấy đều đến khi hỗn hợp đặc lại.

Khi ăn: cho chè ra, rưới thêm nước cốt dừa và vừng rang.

Tray, after the pudding :)

13.8.10

{Chụp ảnh thức ăn} - Ghi nhớ nhỏ số 1

Chụp ảnh thức ăn (food photography) không dễ, nhưng cũng không phải là khó. WP nghĩ khó có thể có một quy luật nhất định được.

Quince ice-cream


Theo WP, food photography ở nhà cho blogger có 2 phần chính:

1) Kĩ thuật dùng máy.

2) Food styling - nghĩa là trình bày sao cho đẹp.

Hai chủ để này rất dài, và có nhiều thứ để nói. WP sẽ từ từ chia sẻ kinh nghiệm trên blog này.

Tuy thế, không có quy luật nhất định nào cho nghệ thuật chụp ảnh. Lời khuyên duy nhất mà WP muốn nhấn mạnh - chụp nhiều, chụp hoài, chụp mãi đến khi quen tay và quen cách nhìn.

Để khởi đầu, đây là một số tips nhỏ:

{1} Hiểu camera của mình!

Nhiều bạn cho rằng máy càng xịn ảnh chụp càng đẹp. Sai! Dĩ nhiên máy tốt và ống kính tốt có ảnh hưởng đến chất lượng ảnh, nhưng mà nhiều người có máy ảnh xịn chụp ảnh vẫn rất dở.

Thế nên việc đầu tiên WP cho rằng mọi người nên tìm hiểu là "làm quen với máy ảnh" của mình. Ngay cả một số máy ảnh cầm tay (point and shoot, viết tắt là PS) cũng chụp ảnh food đẹp, toàn thể ở ánh sáng tự nhiên. Nhưng cũng máy đó lại không chụp được macro cận cảnh. Thế cho nên biết về máy ảnh của mình sẽ giúp mọi người tìm được góc độ phù hợp và trang trí tốt hơn.

WP dùng máy ảnh Canon 30D. Trước đó dùng Canon 300D. Rất muốn nâng cấp, nhưng hết tiền (lol) với lại em 30D thấy cũng đủ cho WP hiện tại.

Máy ảnh của WP hoàn toàn là hàng mua lại của 1 người bạn. Nếu các bạn muốn thử chụp bằng DSLR (máy bán chuyên nghiệp), WP thành thật khuyên nên mua máy second hand từ một người nào đó có uy tín và tập chụp :).

chocolate covered sweet potatoes balls



{2} Chụp trong ánh sáng tự nhiên

Rose-scented rhubarb and strawberry cobbler





Tất cả mọi ảnh gia đều nói đến sự kì diệu của ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng ban ngày không ổn định và rất nhẹ, bao quanh thức ăn và đồ vật. WP thích chụp ánh sáng ban ngày nhất, nhưng không phải lúc nào cũng có thời gian (thế nên rất nhiều bài trong blog ảnh chụp ban đêm!).

Ánh sáng gắt sẽ làm ảnh không đẹp - WP may mắn có nhiều cửa sổ trong nhà, nên chọn tuỳ ý. Ví dụ đây là 1 góc chụp của WP. Rất đơn giản, ánh sáng từ ngoài ban công vào - dùng màn che điều khiển để ánh sáng vừa đủ, không quá gắt. Sau đó WP dùng giấy bạc để hất ánh sáng lại.



Simple natural set up



Ở bài sau WP sẽ viết về kinh nghiệm của WP trong food styling và composition. Hi vọng mấy cái tips này có ích cho mọi người.

11.8.10

{Ảnh} - Tôi yêu Melbourne

Tớ yêu Melbourne.

Nhớ năm ngoái lúc ở Sydney một mình tình cờ xem được quảng cáo du lịch của tiểu bang Victoria, đại khái là "Bạn sẽ yêu mọi góc của Victoria" thấy nhớ Melbourne kinh khủng. Bây giờ quay lại đây sống, vẫn thấy nhớ những góc chung, nhưng "cứ như là của mình".

Melbourne trong tôi là....
Những buổi sáng mùa đông lạnh đến tái người. Là mưa phùn (như hôm nay chẳng hạn). Là ki-ốt bán hoa trên đường Swanston...

Melbourne in winter

Là phong cách ăn mặc chất :)

Melbourne in winter

Một pô nữa

Melbourne in winter

Các ảnh trên chụp bằng Iphone.

Nhân đây WP cảm ơn những lời chúc sinh nhật tốt đẹp của mọi người! :)

10.8.10

Tự làm bánh mì rán Taco và nhân thịt bằm

Fry bread taco with Mexican spicy meatballs


Bài viết của White_poplar tại www.lanvaobep.org

Hôm nay WP giới thiệu với cả nhà một món ăn khá ngon, có nguồn gốc ở Mê-hi-cô nhưng cực phổ biến ở Mỹ - taco.

Đây là một món ngon không cần lò nướng vẫn okie :). Nguyên liệu cũng đơn giản có thể thay thế theo khẩu vị.

{Nguồn gốc}

Taco có nhiều dạng - có thể coi như một dạng sandwich của Mehico. Thường vỏ ngoài làm bằng ngô nghiền nát, như kiểu corn chips (bim-bim ngô). Khi ăn, người ta thường xúc nhân thịt (hoặc đỗ cho người ăn chay) vào cùng với một số loại xà lách, ớt ngâm dấm, kem chua và quả bơ. Nói chung muôn hình vạn chạng nhưng đặc điểm món ăn là cay :)

Taco sang đến Mỹ và một số nước phương Tây thì được "Tây hoá". Có rất nhiều loại nhân, và dĩ nhiên cả vỏ bánh cũng được biến dạng nhiều.

Loại taco mà WP làm hôm nay được gọi là "Indian taco", của thổ dân Bắc Mỹ (chứ không phải Ấn Độ nhá ;)). Vỏ bánh được chiên vàng, ăn cực giống bánh Tiêu. (Nên ai muốn làm bánh tiêu tốc hành chỉ việc cho đường và mè là ok).

Fry bread taco with Mexican spicy meatballs


{CÁCH ĂN - CHUẨN BỊ}

Nhân bánh WP làm thịt viên, và sử dụng gói "taco seasoning" bán rất nhiều trong siêu thị bên này. Bạn nào không có thì cứ làm tương tự như hướng dẫn, nhưng thêm vị theo ý mình. Món này phải hơi cay mới ngon.

Làm taco kiểu này có ba phần chính:

1 - Vỏ bánh: Chuẩn bị bột trước, gần đến khi ăn thì chiên vàng

2 - Nhân thịt: Nấu sẵn, có thể nấu từ hôm trước để vào tủ lạnh.

3 - Phụ liệu: Một số loại rau xà lách (rửa sạch, cắt nhỏ như ăn bún riêu), kem chua (sour cream) hoặc sữa chua không đường, Cà chua bỏ hột cắt nhỏ (WP dùng cà chua bi), ai thích ăn pho mát thì xé nhỏ một ít ra ăn cùng (loại nên dùng là cheddar hoặc mozzarella)

Cách ăn: Bỏ nhân đã hâm nóng cùng phụ kiện lên bàn. Mọi người tự cho nhân vào bánh mì đã chiên và măm măm.

Món này đọc tường khó chứ làm không khó lắm. Khoảng 1h là xong một bữa cơm tươi :).

Fry bread taco with Mexican spicy meatballs


{CÁCH LÀM}

THỊT VIÊN KIỂU MÊ-HI-CÔ

1kg thịt bò băm (ai bên nước ngoài chọn loại lean meat mince cho đỡ béo)
1 củ hành tây, bóc vỏ, băm nhỏ
1/3 chén rau mùi đã cắt nhỏ
1 quả trứng
2 thìa canh taco seasoning (ko có thì cho một ít ớt bột + gia vị)
1 quả ớt Đà Lạt, bổ đôi, bỏ hạt, cắt nhỏ
2 nhánh tỏi băm
2 thìa canh taco seasoning nữa
Gia vị, ớt bột theo khẩu vị
1 lon cà chua đóng hộp (loại 400g) - Hoặc 1 kí cà chua tươi, cho vào nước nóng qua qua, bỏ vỏ, băm nhuyễn

1. Trộn thịt, hành, mùi, trứng và taco seasoning vào một bát to, Cho gia vị vừa đủ và trộn đều. Nặn thành thịt viên.

2. Cho dầu lên chảo, rán thịt viên đến khi vừa chín và vàng.

3. Cũng dùng chảo đó, vớt cặn đen cháy ra rồi cho ớt Đà Lạt và tỏi băm vào đảo đều khoảng 3'.Tiếp cho thêm 1 thìa canh taco seasoning, và cà chua. Vặn bếp lửa liu riu khoảng 3-5'. Cho thịt băm vào và đun nhỏ lửa đến khi sốt hơi sánh lại. Bắc ra ăn nóng.

Fry bread taco with Mexican spicy meatballs



BÁNH MÌ TACO RÁN (FRY BREAD TACO)

2 cup bột mì thường
1 thìa canh baking powder
1 thìa cà phê muối
1 cup (250ml) sữa tươi (Hoặc 1/3 cup sữa bột + 1 cup nước lạnh)

Dầu ăn để chiên

1. Trong một bát to, cho bột, sữa bột (nếu dùng), baking powder và muối vào trộn đều. Cho thêm nước (hoặc sữa tươi) vào, khuấy đều đến khi thành cục bột. (Thêm/giảm nước và bột đến khi vừa phải).

2. Trải một ít bột lên mặt bàn, nhào bột đến khi mượt và không dính tay độ 5'. Cho bột vào tô, đậy nắp để bột nghỉ khoảng 10-15'.

3. Đun dầu ăn nóng (phải ngập dầu để chiên). Khi hâm nóng dầu, cho một miếng bột cỡ đốt ngón tay vào. Khi nào bột chiên vàng nổi lên là dầu đã đủ nóng.

4. Lấy 1 miếng bột cỡ lòng bàn tay, dùng cán gỗ (hoặc vỏ chai bia), cán mỏng độ 0.5cm. Cho vào rán vàng đều.

5. Cứ thế rán tới khi hết bột.

ĂN NÓNG với nhân thịt băm và phụ liệu

9.8.10

Cách nhận cập nhật từ Lăn Vào Bếp

Hế lô mọi người. Khi viết post này là lúc WP vừa có một ngày làm việc mệt nhoài ở quán cà phê. Không phải của WP, chỉ phụ giúp học hỏi kinh nghiệm không à :)

Công việc của WP dạo này cũng bận kinh dị, rồi cả việc học hành nữa (WP vẫn đang đi học - tham mà :-)

Thôi, vào việc chính. Một số bạn thắc mắc về cách nhận được cập nhật của LĂN VÀO BẾP (và nhiều blog khác). WP viết sơ một cái guide ra đây để tham khảo. (Có nhiều cách nhận feed của blog, mọi người cứ dần dần tìm hiểu là okay à - vd như dùng google reader).

{Cách 1} - Làm fan của Lăn vào bếp trên FACEBOOK

WP thường cập nhật nhiều thông tin trên trang FB này. Nhiều khi chỉ là hôm nay ăn món gì, hay cảm hứng từ blog khác. Nói chung đây là cách nhanh và hay để "làm quen" với nhau :)

{WP có dùng twitter nhưng trên đó WP hay tweet tiếng Anh và nội dung gắn với blog tiếng Anh hơi. Nhưng ai dùng twitter thì add WP vào nhá

Link - Lăn vào bếp trên FACEBOOK

{Cách 2} - Nhận cập nhật từ email

Ở trong khung phía bên phải có mục "Cập nhật từ email".

Bước 1 - Nhấn email

Photobucket

Bước 2 - Màn hình sẽ hiện lên chữ để trống spam - điền vào ô

Photobucket

Bước 3 - Trong hộp thư của bạn sẽ có email link kích hoạt. Chỉ cần ấn vào là okie :)

Photobucket

Photobucket

Tada, trang cuối sẽ thế này là okay :)

Photobucket

5.8.10

Thịt cừu hầm kiểu Tứ Xuyên

Sichuan-inspired spicy mutton stew.


Trước tiên, chuyện nhà cửa, :). WP mới lập trang cho LĂN VÀO BẾP trên facebook - Mọi người ủng hộ nhé! WP sẽ share nhiều thứ hơn qua facebook (ví dụ blog update, hay những link đến món ăn ngon của mọi người)! Link đây nhé.

Ai thích ăn cay thì sẽ cực thích món này nhé. Ăn cay, ăn xong như thấy người bốc khói luôn :).

WP là một fan trung thành của đồ Tứ Xuyên., hay tất cả các loại đồ ăn cay nói chung. Cứ gì cay là thích! (Cái này là do sau mấy năm làm dâu một gia đình ăn cay kinh dị lol)

Quay lại với món Tứ Xuyên nào. Điểm đặc biệt của món ăn vùng này là sử dụng loại hạt tiêu Tữ Xuyên - nhỏ nhỏ, cay cay, lên lưỡi có vị tê tê và cay! Không hiểu ở Việt Nam mọi người có mua được dễ dàng không, chứ ở Úc/Mỹ, cái này bán đầy. Lưu ý là mua loại nguyên cả hạt tiêu nhé, đừng mua loại đã xay rồi không có mùi vị gì cả.

Spices for Sichuan-inspired spicy mutton stew.

Món hầm này WP dùng loại thịt cừu già, hầm rất lâu đến khi thịt thật là mềm. Nếu không thích thịt cừu, bắp bò có thể thay thế.

Ai không ăn cay được nhiều thì nên giảm lượng ớt và ớt say kiểu Tứ Xuyên. (Lọ ớt xay thế này đây - đôi khi WP ko có, cho đại tương ớt vào cũng hay phết).

Sichuan-inspired spicy mutton stew.

Công thức, bài viết và ảnh do WP ở www.lanvaobep.org viết

THỊT CỪU HẦM KIỂU TỨ XUYÊN

Công thức đủ ít nhất 8-10 phần ăn. WP nấu rồi chia nhỏ cho vào tủ đá ăn dần :) Mọi người gia giảm độ cay và hương liệu cho hợp khẩu vị

Nguyên liệu

2kg thịt cừu (vùng chân cừu, hoặc dùng thịt bò bắp)
5 nhánh tỏi, bỏ vỏ, bập dập
Một củ gừng cỡ một ngón tay cái, thái lát dầy
1 củ hành tây nhỏ
10 ớt khô

Gia vị (cái này để vào túi vải hầm cùng thịt): 1 nhánh quế, 1 thảo quả (black cardamom), 1.5 thìa canh hạt tiêu Tứ Xuyên, 1 củ hồi

Gia vị nấu: 4 thìa canh tương ớt Tứ Xuyên (xem ảnh của hãng Lee Kum Kee), ai không ăn cay thì cho 1-2 thìa), 1 thìa canh hắc xì dầu, 1 thìa canh xì dầu thường, 1 chút dấm và đường

Các loại khác: Củ cải (1 củ, gọt vỏ, cắt khúc), dầu ăn

Cách làm


1) Đầu tiên, cho thịt vào nồi, đổ nước đến vừa ngập thịt. Đun sôi độ 5' thì bắc ra. Vớt thịt ra rưả bớt cặn. Đợi chút nước dùng lắng bớt cũng cố vớt hết bọt ra.

2) Cho nồi nước luộc thịt lên sôi nho nhỏ lửa. Trong lúc đó, cho dầu ra chảo khác. Đợi dầu nóng, cho ớt, gừng, hành, tỏi vào đảo đến khi thơm. Tiếp đến cho thịt cừu và chỗ gia vị nấu (tương ớt, dấm, xì dầu, đường) vào. Đảo qua đảo lại (nếu khô thì ch thêm chút nước luộc thịt) đến khi thịt ngấm gia vị.

3) Chút thịt và gia vị vào nồi nước luộc thịt. Cho thêm túi đựng gia vị vào. Để lửa sôi rồi vặn nhỏ lại lưu rưu cho đến khi thịt thật mềm. (Khoảng 1h-2h tùy loại thịt dùng)

4) Khoảng 15' cuối khi thịt đã mềm, cho củ cải vào nấu vừa nhừ thì thôi. Nêm nếm gia vị, ăn nóng với cơm.

Đậu phụ nướng miso



Nguyên liệu đặc biệt - giải thích

1. Shiro Miso: còn gọi là miso trắng hay white miso. Làm từ đậu nành. Có thể dung để nấu canh (ăn với rong biển và đậu silken). Tìm trong siêu thị Nhật
2. Tahini là một loại paste làm từ hạt vừng (bơ vừng). Ko biết ở VN có ko. Nếu ko có đnàg bỏ qua vậy, nhưng khi nướng nên rắc them ít vừng cho có vị.
3. Spinach: rau chân vịt, có thấy bán ở HN. Nếu ko thay bằng lá rau muống cho có màu xanh.
4. Dashi: là nước suýt của Nhật, làm từ cá bonito, kelp etc. Tớ dung loại bột ăn liền. Ai thích có thể dung nước pha chút bột ngọt thay thế để chính xác là ăn chay.

Nguyên liệu:
600g đậu phụ thường
150g shiro miso
2 thìa cà phê đường
2 thìa súp mirin (rượu nấu ăn của Nhật. Hơi ngọt chút. Ko có thì thôi)
80 ml dashi
2 thìa súp tahini
8 lá spinach
1 thìa súp vỏ chanh vàng cắt nhỏ nhí

1. Đậu: để trên giấy thấm cho hết nước. Thay vài lần.
2. Đun miso, dashi, mirin, và đường cho đến khi đưòng tan. Cho them tahini, khuấy đều
3. Microwave (hoặc luộc) lá spinach cho đến khi mềm. Vắt vỏ nước rồi trộn lá này với một nửa chỗ hỗn hợp miso
4. Đậu cắt miếng vừa ăn. Cho lò GRILL (lò vi song - một số loại có chức năng này): đặt đậu vào, grill độ 3’ cho đến khi hơi vàng vàng
5. Dùng thìa trét một spinach miso lên ½ chỗ đậu. Chỗ miso nguyên trét lên phần đậu còn lại. Grill tiếp độ 2’ cho đến khi vàng vàng.
6. ăn nóng với cơm