22.9.10
Thông tin về bánh mì gối – loại nào tốt? Cách bảo quản?
Bắt đầu từ hôm nay WP sẽ không ăn bánh mì trong một thời gian nhằm detox cơ thể. Nhưng thỉnh thoảng nhìn thèm phết (vì WP thích ăn bánh mì).
Thực ra, ai có chút hiểu biết sẽ biết là bánh mì gối trắng không tốt trong sức khỏe. Này nhé, thứ nhất bột mì trắng (white flour) không tốt cho sức khỏe bằng bột mì lứt (whole-wheat). Thứ hai là bánh mì gối trắng có rất nhiều chất hóa học giúp bánh mì mềm và để được lâu. Bánh mì thường để 1-2 hôm là đã không còn ngon. Trong khi nhiều bánh mì gối để cả tuần vẫn mềm. Lý do: hóa chất!
Nếu có mua bánh mì thì nên chọn loại đơn giản, làm từ bột mì lứt là tốt nhất. Khi mua, chú ý khu “nguyên liệu” để chọn cho tốt. Bánh mì làm chỉ cần: bột, nước, và bột nở. Bánh mì nào thêm quá nhiều thứ thì nên bỏ qua!
WP ít ăn bánh mì, nên có mua toàn mua loại sourdough, khá là đắt (làm bánh mì thủ công rất tốn thời gian. Mỗi ổ bánh mì thủ công khoảng 8-10 đô Úc). Khôn thì WP tự làm bánh mì ở nhà – đơn giản và sạch sẽ, dùng ½ bột lứt, ½ bột trắng.
Bảo quản bánh mì:
Nhìn chung là để nơi khô ráo, thoáng khí. Bọc chặt.
+ Với bánh mì loại thủ công, WP mua đến đâu, ăn hết luôn.
+ Còn bánh mì gối, ăn còn thừa WP cho vào tủ đá đóng băng. Ăn đến đâu thì lấy ra, cho vào máy nướng bánh mì là thành bánh mì nướng cho buổi sáng. Bạn nào không có máy nướng bánh mì (toaster), thì cho bánh lên chảo không dính nướng cũng ok nhé.
Ăn bánh mì với gì?
Cái này tùy mọi người rồi. WP thỉnh thoảng ăn với mứt tự làm và chút bơ. Nhưng thực ra buổi sáng WP thích ăn đồ mặn hơn (hì hì), nên WP hay phết miso trắng (tí tí thôi) và quả bơ cắt lát.
Buổi trưa thì biến nó thành sandwich nhỉ?
Biến tấu với bánh mì gối
Ai có lò nướng có thể làm những chiếc cốc bánh mì kiểu này – dễ lắm: cắt bỏ vỏ ngoài, dùng chai nước cán mỏng, cho vào cốc nướng bánh muffin. Để vào lò nướng ở 190C độ 10’ cho vàng rộm lên là ok. Xong cho ra để nguội, cho các loại nhân vào. Cũng hay.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét